Hội Nghiên Cứu Sáng Tạo Khoa học Công nghệ TP HCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hội Nghiên Cứu Sáng Tạo Khoa học Công nghệ TP HCM

Diễn đàn nghiên cứu sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Similar topics
Bài Viết Mới Nhất
Tên Bài ViếtTác GiảThời Gian Gửi
Du hành thời gian nhoc khoahoc Thảo luận:Không-thời gian Icon_minitime Wed Jan 18, 2012 5:12 am
Thêu tay đậm nét truyền thống con người Việt phuongnho6768 Thảo luận:Không-thời gian Icon_minitime Fri Oct 07, 2011 8:55 am
charanjeet singh operating system book? Khách viếng thăm Thảo luận:Không-thời gian Icon_minitime Wed Aug 03, 2011 6:36 pm
Encyclopedia Britannica or Microsoft Encarta...Pros and Cons..which one is better? Khách viếng thăm Thảo luận:Không-thời gian Icon_minitime Tue Aug 02, 2011 9:27 pm
Chuyên gia thiết kế website phuongnho6768 Thảo luận:Không-thời gian Icon_minitime Wed Jul 20, 2011 4:06 pm
Thiết bị kết nối não với máy móc Neutral_knight Thảo luận:Không-thời gian Icon_minitime Mon Jul 18, 2011 8:55 pm
Tranh thêu tay đẹp! Neutral_knight Thảo luận:Không-thời gian Icon_minitime Mon Jul 18, 2011 8:50 pm
Dkons - Thiết kế website chuyên nghiệp Khách viếng thăm Thảo luận:Không-thời gian Icon_minitime Fri Jul 15, 2011 2:58 pm
An toàn trong lao động, lao động phải an toàn. phuongnho6768 Thảo luận:Không-thời gian Icon_minitime Tue Jun 14, 2011 9:32 am
Thảo luận:Không-thời gian Post_f12Thảo luận:Không-thời gian Post_f10

 

 Thảo luận:Không-thời gian

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Neutral_knight
Chủ tịch
Chủ tịch
Neutral_knight


Tổng số bài gửi : 79
Join date : 16/10/2010
Age : 31
Đến từ : TP HCM

Thảo luận:Không-thời gian Empty
Bài gửiTiêu đề: Thảo luận:Không-thời gian   Thảo luận:Không-thời gian Icon_minitimeTue Oct 19, 2010 10:03 pm

Thảo luận:Không-thời gian

Theo tôi định nghĩa:
Không-thời gian là một khung hình học có chứa 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian.

Từ khung hình học có lẽ không được rõ cho lắm. Theo tôi nên đổi cho hợp hơn thí dụ: "hệ quy chiếu vật lý" hay những từ khác.

Từ khác có thể hay hơn. Nhưng "hệ quy chiếu" thì không dùng thay được. Ngay trong một không gian ba chiều cổ điển cũng có vô số các hệ quy chiếu nằm trong nó (hệ quy chiếu gắn với Trái Đất, hệ quy chiếu gẵn với Mặt Trời ...)193.52.24.125 16:15, ngày 25 tháng 11 năm 2005 (UTC)
"Hệ vật lý" ? bởi vì từ "hình học" xưa nay trong toán học thường có nghĩa không gian (1-2-3-4...n chiều) nhưng tôi chưa nghe nói rằng hình học có chứa chiều thời gian. Hay "khung hình học mở rộng" ?

Câu hỏi

Có ai giải thích cho tôi tại sao có Tập hợp và Ánh xạ trong phần "Xem thêm" của bài này không? Mekong Bluesman 03:27, 16 tháng 8 2006 (UTC)
Tập hợp là những vùng không gian được tạo bởi nhiều nghiệmDOMINO CANTHO 06:29, ngày 19 tháng 11 năm 2007 (UTC)
Hai liên kết đến Tập hợp và Ánh xạ đã được xóa bỏ (vì không liên quan đến chủ đề này) sau câu hỏi của tôi. Mekong Bluesman 14:30, ngày 19 tháng 11 năm 2007 (UTC)

Continuum không-thời gian, sao không dịch nốt chữ continuum thành "không-thời gian liên tục"?--Tranletuhan (thảo luận) 05:29, ngày 30 tháng 6 năm 2009 (UTC)

Không-thời gian và không gian 4 chiều.

Lý thuyết về không-thời gian là rất rộng, bài viết này chỉ bàn về một mặt nhỏ của nó. Thuyết tương đối rộng cho rằng, một ngôi sao lớn với lực hấp dẫn lớn có thể làm bẻ cong không gian xung quanh. Điều đó làm cho các vệ tinh của nó (nếu có) chuyển động theo quỹ đạo xung quanh nó. Thực chất, các vệ tinh này hay bất kỳ vật thể nào khác có thể đang chuyển động theo quỹ đạo thẳng (hay quỹ đạo ngắn nhất có thể) trong không-thời gian. Tuy nhiên, chúng ta lại nhìn chúng chỉ dưới không gian 3 chiều, do đó, quỹ đạo của chúng lại có dạng cong. Trong cuốn "Lược sử thời gian", Hawking có đưa ra một ví dụ về vấn đề này: Một máy bay chuyển động thẳng trong không gian 3 chiều, nhưng nếu mặt đất không bằng phẳng, cái bóng của máy bay in lên nó lại có dạng cong. Đây là một phép chiếu từ không gian 3 chiều lên không gian 2 chiều. Ta có thể hình dung tương tự với không-thời gian. Một điểm đáng chú ý là không-thời gian có thể bị bẻ cong, nghĩa là với chúng ta, xung quanh vùng hấp dẫn mạnh đó, không gian co ngắn lại và thời gian cũng vậy, nó sẽ trôi qua chậm hơn. Tuy nhiên sự biến thiên này vẫn đảm bảo rằng vận tốc ánh sáng truyền qua vẫn là c = 300000000 m/s. Do đó, thuyết tương đối tổng quát có nói rằng trong mọi hệ quy chiếu, c luôn không đổi. Một hố đen là một vùng mà độ cong của không-thời gian là rất lớn. Từ đó, người ta mới nghĩ đến việc chế tạo các máy có thể lật ngược được thời gian ! Thực tế ta thấy nếu chuyển động với vận tốc v = c, hoặc trong một vùng mà độ cong của không gian (với chúng ta) là vô hạn (như một "điểm kỳ dị", nơi khởi nguồn của vũ trụ cách đây khoảng 13 tỷ năm chẳng hạn), thời gian sẽ đứng lại, hay cũng có thể nói là thời gian bị biến mất. Còn rất nhiều vấn đề thú vị khác xung quanh chủ đề này. Windfeast (thảo luận) 10:14, ngày 15 tháng 4 năm 2008 (UTC)

TỌA ĐỘ CỦA VẬT TRONG KHÔNG - THỜI GIAN
Trong không gian 3 chiều, ta có hệ trục tọa độ gồm 3 đường thẳng vuông góc với nhau tại gốc O. Với hệ trục này, để xác định vị trí một điểm, ta cần 3 tọa độ theo 3 trục Ox, Oy và Oz. Trong hệ trục tọa độ không - thời gian, ta sẽ có thêm một trục (tạm gọi là Ot) vuông góc với cả 3 trục kia. Có thể chúng ta thấy điều này hơi khó khăn, nhưng điều đó cũng giống như việc một thực thể 2 chiều có trí tuệ thường chẳng mấy khi nghĩ đến một trục Oz vuông góc với với cả 2 trục trong hệ tọa độ 2 chiều của chúng. Thực ra, hệ gồm 3 trục vuông góc với nhau không thể được thể hiện đúng trên mặt 2 chiều. Bạn không thể vẽ đúng 3 đường thẳng vuông góc với nhau từng đôi một trên một tờ giấy. Hệ trục tọa độ không - thời gian cho phép ta xác định một cách chính xác không chỉ vị trí của vật trong không gian mà cả trong thời gian. Giả sử ở đó, tọa độ điểm M là (x, y, z, t) thì ta có thể hiểu rằng vào thời điểm t (hay tọa độ theo trục Ot là t, với một thời điểm nào đó được lấy làm gốc tọa độ), vật đang ở vị trí được xác định bởi tọa độ (x, y, z) trong không gian 3 chiều. Một điểm đáng lưu ý là trong hệ tọa độ không - thời gian, một điểm được cho là đứng yên trong 3 chiều không gian thì chúng vẫn liên tục chuyển động trong thời gian. Có nghĩa là điểm này sẽ có quỹ đạo chuyển động là một đường thẳng song song với trục Ot. Windfeast (thảo luận) 01:46, ngày 20 tháng 4 năm 2008 (UTC)

CẤU TRÚC KHÔNG - THỜI GIAN TRONG VŨ TRỤ

Mỗi vùng trong vụ trụ mang một cấu trúc không - thời gian khác nhau. Xung quanh một ngôi sao lớn, nơi không - thời gian bị bẻ cong, các chiều không gian bị co ngắn lại, và cả thời gian cũng trôi qua chậm hơn. Xung quanh một ngôi sao khác, mức độ cong của không - thời gian lại khác. Nhưng theo thuyết tương đối của Einstein thì người quan sát trong khu vực của mình vẫn luôn đo được vận tốc ánh sáng là c. Điều này mang một ý nghĩa khá kỳ quặc thường được gọi là nghịch lý sinh đôi. Chúng ta biết rằng hiệu ứng thời gian trôi chậm lại còn xảy ra với các vật chuyển động với vận tốc lớn. Giả sử có 2 người sinh đôi. Một người du hành trên một tàu vũ trụ với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng so với trái đất, người còn lại ở lại trên trái đất. Theo lý thuyết trên thì khi trở về, người du hành có thể trẻ hơn nhiều so với người ở lại. Thực ra nếu đưa một người lên sống ở đỉnh núi, người còn lại sống ở gần mực nước biển thì hiệu ứng này vẫn xảy ra. Dù sự chênh lệch đó là rất nhỏ, nhưng người ta đã đo được. Một người sống trong vùng có cấu trúc không - thời gian với độ cong lớn thực ra cũng sẽ không thấy gì khác lạ so với người sống ở vùng khác. Tất cả mọi thứ trong vùng đó đều chịu ảnh hưởng của sự cong không - thời gian. Windfeast (thảo luận) 02:11, ngày 20 tháng 4 năm 2008 (UTC)CÂU ĐỐ CỦA VŨ TRỤ
Đối với newton cho rằng không-thời gian là độc lập và ông ấy cũng nhận đó là giả thuyết không thể giải thích được,vì ông ta không giải thích được cái gì tạo ra lực hấp,lẫn thứ gì ta tác động vào các hành tinh để tạo ra lực hấp.Do đó ALBERT EINSTEIN đã thay đổi chúng lại,quan niệm không-thời gian là khung hình học không gian 4 chiều và ngài nói thời gian chỉ có đối còn cấu tạo của không gian ngài ví như ta để quả bi lên 1 màng lười lập tức chúng sẽ tạo ra 1 cái hố hút tất cả các vật khi tác động vào nó và ngài cũng nói vật chất sẽ tạo ra một đường cong và lập ra các quy luật bắt các vật tác động vào chúng sẽ chịu những quy luật của chúng là quay quanh chúng với vận tốc không đổi theo các đường chí tuyết không chòng sếp .Theo tôi thấy tất chúng cũng là 1 giả thuyết .VÀ nếu có ai chứng minh được các đường cong,quy luật của chúng được tạo ra như thế nào thì tôi sẽ không cho chúng là giả thuyết.NẾU MUỐN BIẾT TÔI TẠI SAO LẠI QUAN NIỆM CHÚNG LÀ GIẢ THUYẾT THÌ XIN LIÊN HỆ Asasin.7h thứ 7 hay 3h chủ nhật.heee.--Asasin (thảo luận) 09:10, ngày 18 tháng 4 năm 2010 (UTC)
Về Đầu Trang Go down
https://khoahoctamlinh.forumvi.com
Neutral_knight
Chủ tịch
Chủ tịch
Neutral_knight


Tổng số bài gửi : 79
Join date : 16/10/2010
Age : 31
Đến từ : TP HCM

Thảo luận:Không-thời gian Empty
Bài gửiTiêu đề: Không thời gian cong của Einstein sẽ còn đúng không.?   Thảo luận:Không-thời gian Icon_minitimeFri Oct 29, 2010 10:03 am

Không thời gian cong của Einstein sẽ còn đúng không.?

Không thời gian cong của Einstein sẽ còn đúng không khi chúng ta sẽ hiểu rõ bản chất thật sự của nó.?

Vào thế kỷ thứ XIV qua việc quan sát Mặt Trăng và quả táo rơi trúng đầu khi Newton ngồi nghỉ bên gốc cây táo, Newton đã giúp chúng ta hiểu tại sao Mặt Trăng lại cứ lơ lửng, và tại sao quả táo rơi đó là vì có một lực tự nhiên gọi là lực hấp dẫn tác động lên chúng. Đầu thế kỷ XX Einstein lại giúp chúng ta hiểu thêm về vũ trụ vì sự có mặt của không thời gian cong, chính lực hấp dẫn là không thời gian cong vì sự có mặt của vật chất đã giúp mọi vật chuyển động quanh vật chủ.

Tôi đã nghiên cứu rất nhiều về vấn đề này của Einstein, và tôi đã có thể chứng minh được tất cả các ngoại lực đếu có thể là tác nhân gây ra không thời gian cong chứ không riêng gì lực hấp dẫn.

Nguồn gốc của không thời gian:

Ánh sáng chuyển động trên một đường thẳng với một khoảng cách S= 299,792,458 m chỉ mất t = 1s => C= 299,792,458 m/s. S = 299,792,458 m chính là không gian, t = 1s là thời gian của vùng không gian ánh sáng.

Trong không gian cho vạch xuất phát đến vạch đích là khoản cách S, khi ánh sáng chuyển động trong vũ trụ xuất phát từ điểm A nó sẽ vạch nên một đường thẳng (không gian) đến vạch đích ở vị trí B trong khoản thời gian t. Nhưng khi ánh sáng chuyển động ngang qua vật có khối lượng M thì đường đi (không gian) của ánh sáng bị bẻ cong làm cho ánh sáng đến vạch đích tại điểm C trong khoản thời gian t?T, t?T > t. Từ đó Einstein cho rằng sự chênh lệch về thời gian t?T > t tại vị trí đích đến giữa điểm B và điểm C của ánh sáng đã bị bẻ cong và thời gian bị cong theo không gian. Như vậy ta có đường đi của ánh sáng bị cong và cả thời gian của nó cũng bị cong nên Einstein gọi đó là không thời gian cong, chính là chiều không gian thứ 4. Có kết quả trên, Einstein lại suy ra chính không thời gian cong đã làm lệch đường đi của ánh sáng, và có vẻ như nó lại rất ăn khớp với những vật chuyển động còn lại. Nhưng??.. (đọc đến hết bài viết các bạn sẽ có câu trả lời trong đoạn ??. ).
Thảo luận:Không-thời gian 56hinhdangthoigian
Thảo luận:Không-thời gian 56hinhdangthoigian

Trong cơ học Newton không gian là phẳng và hai vật thể hút nhau nhờ vào lực hấp dẫn. Trong lý thuyết tương đối rộng, các khối lượng làm cong không gian xung quanh nó. Hệ quả của sự cong này tạo ra lực quán tính, giống như hệ quả của hai vật thể hút nhau bằng lực hấp dẫn.

Chuyển động quán tính của vật thể là chuyển động theo các đường trắc địa (đường trắc địa kiểu thời gian cho các vật có khối lượng và đường trắc địa kiểu ánh sáng cho Photon) trong không thời gian và hoàn toàn phụ thuộc vào độ cong của không thời gian.

Đặc điểm khác biệt nhất của lý thuyết tương đối rộng so với các lý thuyết khác là ý tưởng về lực hấp dẫn được thay bằng hình dáng của không thời gian. Các hiện tượng mà cơ học cổ điển mô tả là tác động của lực hấp dẫn (như chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời) thì lại được xem xét như là chuyển động quán tính trong không thời gian cong trong lý thuyết tương đối rộng.

Einstein chứng minh lực hấp dẫn của Newton sẽ không còn đúng khi trên mặt phẳng 2 chiều:

Thảo luận:Không-thời gian 12flatandcurvedgravity

Nếu Trái Đất phẳng thì ta có thể nói rằng quả táo rơi xuống đầu Newton là do hấp dẫn Trái Đất làm rơi quả táo, hoặc Newton và bề mặt Trái Đất bị quả táo hấp dẫn lên, hai cách nói trên tương đương nhau (hình 1.1). Sự hấp dẫn sẽ không còn đúng khi Trái Đất là hình cầu, vì ở vị trí khác Trái Đất và một người khác cũng bị quả táo hấp dẫn theo chiều ngược lại khiến cho Newton và người đó rời xa nhau. Nhưng thực tế thì người đứng chiều ngược lại với Newton vẫn đứng trên cùng khoản cách đến tâm Trái Đất như Newton.

Nhưng khi Einstein đưa ra khái niệm không thời gian cong tương tự tấm cao su thì.....

Thảo luận:Không-thời gian 7Spacetime

Trong một không gian ba chiều khi lực hấp dẫn Trái Đất tác động một lực F lên Newton thì đồng thời nó cũng sẽ tương tác chính lực hấp dẫn đó lên nhiều người khác ở từng thời điểm khác nhau chung quanh nó. Như vậy ta không thể biểu diễn lực hấp dẫn làm cong không thời gian tương tự tấm cao su để chứng minh cho quỹ đạo chuyển động của mọi vật có trong không thời gian cong. Mà khi đó không thời gian cong bốn chiều được xem như là một lớp vỏ vô hình bao trùm lấy Trái Đất, độ cong của không thời gian chính là độ dày của lớp vỏ vô hình bao quanh Trái Đất được tạo bởi lực hấp dẫn của chính nó tác động lên vật.

Không thời gian phẳng, không thời gian cong và không thời gian cong đều:

Không thời gian bốn chiều phẳng:

Thảo luận:Không-thời gian 10flatspacetimecoordinatessystem
Thảo luận:Không-thời gian 21flatspacetimecoordinatessystem

Không thời gian bốn chiều phẳng là khoản thời gian mà vật thể thực hiện một chu kỳ bất kỳ trong một không gian bốn chiều có đường thẳng gốc và quỹ đạo gốc bởi các góc Alpha xác định.

Không thời gian bốn chiều cong:

Thảo luận:Không-thời gian 9arbitrarycurvedspacetimecoordinate
Thảo luận:Không-thời gian 22arbitrarycurvedspacetimecoordinat

Không thời gian bốn chiều cong là khoản thời gian mà vật thực hiện một chu kỳ bất kỳ trong một không gian luôn có sự thay đổi bốn chiều bởi các góc Alpha+n so với bốn chiều không thời gian phẳng.

Bốn chiều không thời gian cong đều:

Thảo luận:Không-thời gian 8equilateralcurvedspacetimecoordina
Thảo luận:Không-thời gian 23equilateralcurvedspacetimecoordin

Không thời gian bốn chiều cong đều là khoản thời gian mà mật độ dày đặc của các vật thể (hạt) khác nhau thực hiện những chu kỳ khác nhau quanh một vùng không gian luôn có sự thay đổi bốn chiều bởi các góc Alpha+n so với bốn chiều không gian phẳng tạo thành một lớp vỏ bốn chiều không thời gian cong đều. Nói cách khác, bốn chiều không thời gian cong đều là vùng không gian mà ở đó mật độ dày đặc của các vật thể khác nhau thực hiện những chu kỳ khác nhau trong những không thời gian khác nhau tạo thành một lớp vỏ bốn chiều không thời gian cong đều.

Thảo luận:Không-thời gian 11gotoblackhole

Khi ta biểu diễn sự gia tăng của độ cong của không thời gian bằng mặt phẳng dường như đem đến cho chúng ta một cái nhìn rất dễ hình dung vì nó giống như một cái phễu. Tuy nhiên khi trình diễn nó bằng không gan bốn chiều chiều thì nó sẽ hoàn toàn khác hẳn, vì khi không thời gian sẽ bị tăng độ cong dưới dạng lớp vỏ không thời gian bị thu hẹp lại vào điểm kỳ dị. Khi một ngôi sao có khối lượng tương tự Mặt Trời đốt cháy nhiên liệu hạt nhân, nó sẽ suy sụp vào điểm kì dị. Không gian của nó sẽ bị bẻ cong và trở thành hố đen, lực hấp dẫn của nó mạnh đến nổi ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra ngoài. Thời gian sẽ kết thúc bên trong hố đen.

Đó là nói theo quan niệm và sự giải thích của khoa học ngày nay để mô tả về hố đen. Nhưng trong thực tế, nhìn kỹ tấm hình bên dưới, các bạn sẽ biết đâu là sự thật: Ánh sáng bị cong là do thể tích khối của vật thể bị co lại (bán kính Schwarzschilde).

Thảo luận:Không-thời gian 11gotoblackhole

Như vậy, với việc xác định rõ việc hình thành không thời gian cong của Einstein và mô hình hệ tọa độ không thời gian 4 chiều mới đã giúp chúng ta nhận thấy: Đường trắc địa trong không thời gian cong đã không còn đúng từ đó dẫn đến nghịch lý không thời gian cong tương tự tấm cao su như sau:

Nghịch lý không thời gian cong tương tự tấm cao su: Einstein dùng không thời gian cong tương tự tấm cao su để chứng minh về quỹ đạo cong của các hành tinh quanh Mặt Trời.

Thảo luận:Không-thời gian 1213TheParadoxofRubberSheetanalo-1

Khi biểu diễn trên hệ tọa độ không thời gian cong bốn chiều OXctYctZct ta lại thấy rằng: Không thời gian cong của tấm cao su có một chiều OZct cong ngược hướng với hai chiều OXct và OYct còn lại, so với 4 chiều OXctYctZct cong đều cùng hướng tạo thành lớp vỏ vô hình bao quanh vật thể.

Một khi nó đã sai thì ta không nên dùng đến khái niệm này để mô tả về không thời gian cong hay quỹ đạo cong của vật bất kỳ quanh vật chủ M.

Einstein gọi không quang gian (spacelight) là không thời gian (spacetime) :

Ánh sáng chuyển động trên một đường thẳng với một khoảng cách S= 299,792,458 m chỉ mất t = 1s => C= 299,792,458 m/s. S = 299,792,458 m chính là không gian, t = 1s là thời gian của vùng không gian ánh sáng. Suy ra, khi một vật M đủ lớn để hấp dẫn và bẻ cong đường đi của ánh sáng thì đồng thời nó cũng bẻ cong thời gian nên Einstein gọi là không ?" thời gian cong. Einstein sẽ đúng khi Enstein chỉ nói đến không gian của ánh sáng, nhưng từ không gian của ánh sáng Enstein lại suy rộng ra không gian ba chiều chung quanh vật có khối lượng M cũng bị bẻ cong bởi lực hấp dẫn của chính vật M đó.

Thảo luận:Không-thời gian 14lightcurves

Trong không gian cho vạch xuất phát đến vạch đích là khoản cách S, khi ánh sáng chuyển động trong vũ trụ xuất phát từ điểm C nó sẽ vạch nên một đường thẳng (không gian) đến vạch đích ở vị trí b trong khoản thời gian t. Nhưng khi ánh sáng chuyển động ngang qua vật có khối lượng M thì đường đi (không gian) của ánh sáng bị bẻ cong làm cho ánh sáng đến vạch đích tại điểm a trong khoản thời gian t?T, t?T > t. Từ đó Einstein cho rằng sự chênh lệch về thời gian t?T > t tại vị trí đích đến giữa điểm a và điểm b của ánh sáng đã bị bẻ cong và thời gian bị cong theo không gian. Như vậy ta có đường đi của ánh sáng bị cong và cả thời gian của nó cũng bị cong nên Einstein gọi đó là không thời gian cong, chính là chiều không gian thứ 4. Có kết quả trên, Einstein lại suy ra chính không thời gian cong đã làm lệch đường đi của ánh sáng, và có vẻ như nó lại rất ăn khớp với những vật chuyển động còn lại.

Tuy nhiên các nhà khoa học lại không chứng minh theo chiều hướng trên mà họ lại chứng minh bằng cách, quan sát trắc địa đường đi của ánh sáng. Theo lẽ thường ánh sáng từ ngôi sao sẽ đi thẳng từ điểm b đến C, nhưng vì nó đi ngang qua vật M nên ánh sáng bị bẻ cong làm cho người quan sát ở điểm C thấy rằng nó bị lệch vị trí biểu kiến tại điểm a so với vị trí ban đầu là b.

Thảo luận:Không-thời gian 15curvesstraighttime

Thời gian của Newton là một đường thẳng điều này chứng tỏ cho ta thấy thời gian sẽ luôn luôn tiến về phía trước, nhưng với Einstein thời gian bị bẻ cong bởi không gian bị cong nên có một lúc nào đó thời gian sẽ chạm vào thời điểm mà nó đã từng đi qua => thời gian tự quay về quá khứ khi bị vật M tác động một lực hấp dẫn đủ lớn.

Nghịch lý Einstein:
Từ việc mô tả không thời gian cong bởi ánh sáng bị bẻ cong nên Einstein mới nói rằng: Nếu một người di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng thì anh ta sẽ quay về quá khứ.

Đó là một phát biểu chưa thật sự đúng, vì nó chỉ đúng khi anh ta chuyển động đều trên một quỹ đạo cố định.... Mà khi anh ta đã chuyển động quanh một quỹ đạo cố định thì đó không còn là không thời gian cong nữa mà nó chỉ là không thời gian phẳng.

a./ Khi một nhà du hành ngối trong một chiếc phi thuyền và bay đi với vận tốc ánh sáng. Một vật M với sức hấp dẫn đủ lớn để giữ cho phi thuyền quay quanh quỹ đạo của nó với vận tốc ánh sáng. Chu kỳ nhà du hành quay 1 vòng quanh vật M chỉ mất 50? (1/2s), khi nhà du hành bên trong phi thuyền đọc hết một đoạn văn mất 10 s thì nhà du hành đó đồng thời nghe đi nghe lại và luôn luôn thấy lại hình ảnh của mình lúc mới bắt đầu đọc. Suy ra, lực hấp dẫn siêu lớn là tác nhân gây ra hiện tượng quay về quá khứ của nhà du hành.

Những nhà toán học và khoa học khác đã nghĩ đến không gian cong, khi Einstein bổ sung thời gian cũng sẽ cong vì ánh sáng cong trong thuyết tương đối rộng nên có thể Einstein vẫn chưa hình dung được hết về không thời gian cong là như thế nào nên Einstein cho rằng con người có thể trở về quá khứ... Từ đó khiến cho các nhà khoa học lao vào nghiên cứu và tính toán để đi tìm hố giun, tìm kiếm cơ hội quay về quá khứ

Đó là một sai lầm không đáng có của Einstein về không thời gian cong, vì cho đến ngày nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ được sự khác biệt giữa không thời gian cong và không thời gian phẳng. Đối với họ sự khác biệt lớn nhất giữa không thời gian cong và không thời gian phẳng là do có hay không sự có mặt của vật chất.

Nếu theo đúng những gì Einstein và các nhà khoa học mô tả thì cái hố giun ấy giúp chúng ta quay về quá khứ không đâu xa lạ mà nó chính là hố đen, con người sẽ trở về quá khứ trên lý thuyết của Einstein tại vị trí mà chúng ta gọi là vòng tròn ranh giới của chân trời sự kiện.... Khi nghiên cứu đến đây thì tôi mới thấy được rất nhiều điểm mâu thuẫn nhau có trong thuyết tương đối của Einstein vì chúng thiếu tính Logic và có lẽ Einstein vẫn chưa mô tả đủ về không thời gian.

b./ Có 3 vật MA = MB = MC đặt gần nhau: Theo Einstein thì chung quanh chúng sẽ xuất hiện không thời gian cong? Và 1 trong số chúng sẽ chuyển động quanh một vật bất kỳ trên chính quỹ đạo không thời gian cong gây ra bởi lực hấp dẫn của chúng.

Thảo luận:Không-thời gian 18curvedspacetimeparadoxofEinstein

Vật MA sẽ quay quanh vật MB hay ngược lại vật MB phải quay quanh vật MA.?

Tương tự lần lượt với các cặp: MA và MC, MB và MC?. Vật nào sẽ quay quanh vật nào trong không thời gian cong của vật nào.???

Như vậy, chung quanh một vật M bất kỳ sẽ xuất hiện đồng thời nhiều hơn 1 không thời gian cong bởi xảy ra nhiều hơn 1 lực hấp dẫn. Khi vật MA đi vào không thời gian cong của MB & MC thì điều gì sẽ xảy ra hoặc MB đi vào không thời gian cong của MA & MC thì điều gì sẽ xảy ra.???

Thảo luận:Không-thời gian 19solidorthincurvedspacetimes
Không thời gian là không thời gian đặc hay không thời gian mỏng.???

Kết luận: Nếu tất cả các ngoại lực tác động một lực đủ lớn làm chu kỳ bất kỳ của vật thể liên tiếp thay đổi đường thẳng gốc và quỹ đạo gốc đều là tác nhân tạo ra không thời gian cong.

Không thời gian cong khi và chỉ khi các ngoại lực tác động một lực đủ lớn làm cho chu kỳ bất kỳ của vật thể liên tiếp thay đổi các góc Alpha+n so với đường thẳng gốc và quỹ đạo gốc.

Trên một đường thẳng hoặc một quỹ đạo bất kỳ, nếu ánh sáng chuyển động theo một chu kỳ nhất định hoặc sau mỗi một chu kỳ nó lại đi ngang qua điểm xuất phát thì khi đó không tồn tại không thời gian cong.

Như vậy, so với lý thuyết hiện tại cho dù có sự có mặt của vật chất vẫn khó có khả năng xuất hiện không thời gian cong vì ta còn cần phải xem xét đến rất nhiều yếu tố bởi các ngoại lực khác. Khoa học hiện tại cho rằng, với sự có mặt của vật chất sẽ làm xuất hiện không thời gian cong, nhưng với những gì Lâm chứng minh được thì đó vẫn chưa phải là một điều kiển đủ, vì nếu vật thể lập đi lập lại chu kỳ như nhau tại mọi thời điểm thì đó vẫn chỉ là không thời gian phẳng.

Einstein đã chứng minh bổ sung về lực hấp dẫn Newton, nay Lâm nối tiếp chứng minh bổ sung về không thời gian cong của Einstein và sự khiếm khuyết về lực hấp dẫn của Newton.


Và một số chứng minh về bán kính và mật độ của Schwarzschild + hố đen.

Chứng minh lực hấp dẫn là lực li tâm bởi 2 chỏm cầu: Chỏm cầu lớn và chỏm cầu nhỏ.

Thảo luận:Không-thời gian Traidatvaluchapdan2

Màu Đen: chỏm cầu nhỏ.
Màu Xanh :chỏm cầu lớn.
Màu Hồng : Đường Hầm xuyên ngang tâm.
Màu Đỏ : Vật thể m

Thảo luận:Không-thời gian Proveblackhole1a
Thảo luận:Không-thời gian Proveblackhole2b
Thảo luận:Không-thời gian Proveblackhole3c

Nguồn: Sưu tầm
Về Đầu Trang Go down
https://khoahoctamlinh.forumvi.com
n.anh
Thành viên cấp 1
Thành viên cấp 1



Tổng số bài gửi : 3
Join date : 28/10/2010

Thảo luận:Không-thời gian Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thảo luận:Không-thời gian   Thảo luận:Không-thời gian Icon_minitimeTue Nov 09, 2010 12:32 am

đã đọc xong . thú vị. muốn trao đổi để hiểu hơn về trục thời gian. và thứ 2 là cái gọi là quay về quá khứ. có nhiều thắc mắc nhưng trao đổi trực tiếp mới có thể nói rõ được, nhưng tạm thời viết ở đây vài dòng: trục thời gian là trục của toàn vũ trụ , của cả nhân loại hay mỗi người đều có một trục thời gian riêng? gốc nó ở đâu? một đứa bé chưa sinh ra đã được định sẵn gốc thời gian trc rồi hay tại thời điểm nó sinh ra mới có gốc thời gian? nếu đây là trục thời gian của toàn vũ trụ thì một cá thể không thể tự tách rời và trở về quá khứ dc, vì trục thời gian đối với người đó là vô nghĩa . thứ 2 giả sử có quay lại thời gian thì cũng vậy thôi. theo nhưng gì tớ đọc ở trên thì nó cũng chỉ là những khoảng trống. không tồn tại cái gọi là hình ảnh quá khứ của nhân loại để chúng ta trở về đó mà sinh hoạt . đoàn tàu đã chạy được nữa đường thì khi quay lại bến cũng không thể bắt gặp cái bóng nào của đoàn tàu đó cả. và hơn hết chúng ta đang làm cái gì đây! không thấy càng nghiên cứu thì càng thấy vũ trụ mình quái dị lắm thay , tư dưng mọi thứ cong hết cả , đến cái thời gian vốn bình thường, vậy mà cũng gán cho nó 1 trục rồi bẻ cong lên hết sao? ý tớ là thử hỏi đến lúc tìm được bản chất để tạo dựng một thế giới vừa tồn tại linh hồn vừa tồn tại chúng ta, vừa tồn tại quá khứ, tương lai , vừa khám phá ra thứ bao guanh vũ trụ, vừa đâm xuyên lỗ đen , thì nó càng quái dị đến mức nào nữa . nếu dùng trí óc thì sẽ khó vô vàn, vậy làm sao? nên nhớ con người là vật phẩm của tự nhiên , lấy đó làm gốc mà nhận thức thế thới, vốn dĩ chúng ta đã là thế giới( dc tạo ra bởi đúng bản chất quy luật của cái vũ trụ dị hình kia). nên dùm tâm mà cảm nhận sẽ gắn kết chúng ta gần hơn với vũ trụ và mớ quy luật quái dị của nó. một dạng gì đó kiểu như thiền. chứ không phải nhận thức bởi mớ lý thuyết này! nên nhớ tât cả những gì khoa học đang làm cũng chỉ là nhận thức thế giới. và tớ đang có xu hướng phủ nhận khoa học! vì con đường này không hiệu quả! đọc cái bài what am ii thì hiểu
Về Đầu Trang Go down
Neutral_knight
Chủ tịch
Chủ tịch
Neutral_knight


Tổng số bài gửi : 79
Join date : 16/10/2010
Age : 31
Đến từ : TP HCM

Thảo luận:Không-thời gian Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thảo luận:Không-thời gian   Thảo luận:Không-thời gian Icon_minitimeTue Nov 09, 2010 10:38 am

Bạn Ng.anh nói rất có lý, Con đường khoa học đang đi vào thế bí. Chúng ta nên tìm một con đường khác để giác ngộ được thế giới xung quanh hiệu quả hơn. Theo tớ nghĩ là ý thức của linh hồn sẽ giúp mở rộng ý thức để làm điều đó.
Chúng ta cần 1 cơ thể mới tốt hơn để chạy những gì linh hồn có mà con người không đủ khả năng để chạy.
Về Đầu Trang Go down
https://khoahoctamlinh.forumvi.com
Sponsored content





Thảo luận:Không-thời gian Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thảo luận:Không-thời gian   Thảo luận:Không-thời gian Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Thảo luận:Không-thời gian
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Vũ trụ và các chiều không gian
» Xe đạp lỗi thời?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Hội Nghiên Cứu Sáng Tạo Khoa học Công nghệ TP HCM :: Cộng đồng khoa học (Khách) :: Thiên văn học-
Chuyển đến